Posts

Showing posts from July, 2014

Thai tuần thứ 37:

Image
Thai tuần thứ 37 : Thai 37 tuần  ở tuần thai này nhiều trẻ đang mọc tóc.Bé tiếp tục tăng thêm 15g chất béo mỗi ngày,chất béo này giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ,não bộ và hộp sọ vẫn phát triển. Trung bình bé nặng 2,8 kg và chiều dài là 48cm Thai nhi 37 tuần tuổi giai đoạn tuần 37 của thai kỳ, cổ tử cung đang được đóng lại hoặc mở rất nhỏ, khoảng 1cm. Trong thời gian sinh đẻ, các cơn co thắt làm căng cổ tử cung và khiến nó mở đủ chỗ cho em bé di chuyển xuống. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Nếu bạn thấy xuất hiện một ít máu trong khi đi vệ sinh hoặc trên quần lót của bạn (chất nhầy với một lượng nhỏ máu) thì việc sinh nở có lẽ sắp diễn ra trong một vài ngày hoặc ít hơn. Nếu bạn đã chảy máu hoặc nước ối, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Mang thai tuần thứ 33:

Image
Mang thai tuần thứ 33: ở tuần 33 này thai phụ nên ăn tăng cường ăn trái cây và rau Mang thai tuần thứ 33 Một số bé đã có hẳn một mái tóc thực sự, trong khi số khác chỉ lơ thơ vài sợi. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không có nghĩa những bé khi chào đời tóc đen láy sau này tóc sẽ dày. Thường thì những đứa trẻ tốt tóc khi bé lại có mái tóc mỏng mảnh hơn khi trưởng thành.  Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng vì 5 giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ.  Nếu là bé trai, 2 tinh hoàn đã rời bụng, di chuyển tới vùng bìu. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả 2 tinh hoàn lại không về đúng vị trí dù bé đã chào đời. 2/3 những cậu bé bị ẩn tinh hoàn khi sinh sẽ tự hết hiện tượng này trước khi đầy tháng. Lượng mỡ trên cơ thể bé đang được bồi đắp hằng ngày, da đã hết nhăn nheo và bộ xương đã cứng cáp hơn. Nhưng xương hộp sọ của bé vẫn còn mềm và chưa liền nhau để bé có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng.  Những xương n...

Bánh nhau thai canxi hóa cấp độ 1,2,3

Image
Hiện tượng canxi hóa bánh nhau là dấu hiệu bình thường trong suốt thai kỳ nhưng có thể nhìn thấy qua siêu âm ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Canxi hóa bánh nhau thai  Hiện tượng canxi hóa nhau thai là dấu hiệu bình thường trong suốt thai kỳ nhưng có thể nhìn thấy qua siêu âm ở khoảng thời gian cuối thai kỳ. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp, đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều. Trên siêu âm, bánh nhau sẽ được đánh giá mức độ canxi hóa với các cấp độ sau: - Độ 0: tuổi thai khoảng 31 tuần (+/- 1 tuần). - Độ 1: tuổi thai 34 tuần (+/- 3,2 tuần). - Độ 2: tuổi thai 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần). - Độ 3: tuổi thai 38,4 tuần (+/- 2,2 tuần). Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị canxi hóa cấp độ 2 (hoặc 3) thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Có một số nghiên cứu cho thấy, bánh nhau canxi hóa mức độ 3 xuất hiện sớm có nguy cơ đi...

Bổ sung vitamin đúng cách cho bà bầu

Image
Việc bổ sung vitamin trong khi mang thai rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ sung loại vitamin nào? liều lượng ra sao thì không phải bà bầu nào cũng nắm rõ. Vitamin cho bà bầu Theo các chuyên gia, bác sỹ, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần bổ sung các loại vitamin sau: Vitamin A và Beta Carotene (700 mcg/ngày) Vitamin A và Beta Carotene giúp xương và răng phát triển Vitamin A và Beta Carotene có nhiều trong gan, sữa, trứng, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, bí đỏ. Vitamin D (5 mcg/ ngày) Cơ thể bạn có thể sản sinh ra hàm lượng vitamin D nếu bạn thường xuyên có thói quen phơi nắng vào những buổi sáng sớm. Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và cải thiện cho bộ xương và răng của trẻ hình thành và phát triển. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn muốn hấp thụ một lượng canxi nhất định, thì bạn cũng cần nhờ đến sự trợ giúp của hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Vitamin E (15 mg/ngày ) Vitamin E giúp cho cơ bắp săn chắc, sáng mắt, ...

Thai tuần thứ 36

Image
 Mang thai tuần thứ 36 mang thai tuần 36 Bước sang tháng thứ 9, em bé của bạn đã dài khoảng 46cm và xung quanh cơ thể được bao phủ một loại chất nhờn, nhằm giúp bôi trơn cho em bé khi sinh ra. Cơ thể của bạn Kể từ thời điểm bạn thụ thai 34 tuần trước, khi em bé chỉ mới là một dấu chấm nhỏ, cơ thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn sinh đẻ, tuy rằng giai đoạn này diễn ra chậm rãi và từ từ. Các bắp thịt trong tử cung của bạn được tăng cường sẵn sàng để đẩy em bé xuống vùng xương chậu. Từ nay cho đến khi sinh, tuần nào bạn cũng phải đi khám bác sỹ để kiểm tra tình trạng thai nhi. Đến khi thai 36 tuần tuổi, bạn sẽ tăng trung bình khoảng 12 – 14kg và gần như không lên cân nữa cho tới khi sinh nở. Tạo ra sữa Ngực của bạn đã thay đổi rất nhiều trong suốt thai kỳ, để chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò quan trọng của mình là cung cấp sữa nuôi em bé. Nguyên nhân tạo ra sữa là do hormone được sản xuất bởi nhau thai kích thích vú bản sản sinh ra sữa, sữa này được lưu...

MANG THAI TUẦN THỨ 35

Image
TUẦN THAI THỨ 35 mang thai tuan thứ 35 Em bé của bạn phát triển như thế nào? Em bé của bạn đang đều đặn tăng cân — khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg (như một quả dưa gang tây) và dài hơn 47cm. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng như chất gây – tức chất sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng trong bồn tắm nước ối. Con bạn nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, được gọi là phân su, là “thành phẩm” của lần đi ị đầu tiên của bé. Hình ảnh thai nhi 35 tuần tuổi. Ảnh: Babycenter. Đến hết tuần này, bé của bạnsẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. (Đủ tháng là từ 36-41 tuần; các bé sinh trước 37 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 42 tuần được coi là sinh muộn.) Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Trong tuần này, mỗi ngày qua bé đều có một bước tiến rất đáng kể, hãy cùng điểm lại nhé! Ngày thứ 239: Bé có xu hướng dài ra, tính đến thời điểm này, bé...

mang thai tuần thai thứ 34

Image
tuần thai thứ 34 Tử cung của bạn, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này. Thời điểm này của quá trình mang thai, bạn sẽ bắt đầu đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông cỡ thông thường và không gây đau). GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể bạn và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là...